Nhà ở phải phân chia từng không gian theo chức năng, bao gồm huyền quan, phòng khách, phòng bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, phòng ngủ chính, phòng ngủ phụ, phòng đọc, ban công,… Theo phong thủy truyền thống, sự phân chia theo chức năng của từng không gian chủ yếu tùy thuộc vào huyền quan, lần lượt sau đó là các phòng khác.
Và bài viết này Xây dựng An Lạc Phú xin nêu ra một số điều căn bản nhất để bạn và gia đình có thể tham khảo:
1.Cửa phong thủy rất quan trọng khi làm nhà
Huyền quan là lối đi mà khách bước vào cửa ngoài của ngôi nhà và để tới được phòng khách thì đều phải đi qua đây. Tác dụng của huyền quan là:
- Thứ nhất, tránh không cho người ngoài nhìn trộm vào trong nhà, bảo đảm sự kín đáo cho không gian bên trong ngôi nhà.
- Thứ hai, làm cho luồng khí không lùa thẳng vào trong hoặc ra ngoài. Ngôi nhà không thể luôn mở rộng cửa như cổng thành, chính vì vậy huyền quan đã giải quyết vấn đề này. Huyền quan trong nhà ở hiện nay chính là tấm bình phong trong nhà truyền thống của Trung Quốc, trước khi bước vào nhà cần bước qua một khoảng không nhỏ rồi mới vào trong nhà.
2.Phòng khách
Phòng khách là nơi chiếm nhiều diện tích nhất trong nhà, đó là không gian hoạt động chính của cả nhà. Nó có nhiều chức năng như vui chơi, gặp gỡ, nghỉ ngơi, đồng thời cũng nối liền với nhà ăn, phòng bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ, phòng đọc và ban công. Phòng khách là nơi thể hiện rõ phong cách, tính tình, trình độ văn hóa và sở thích của mọi người.
3.Nhà bếp
Cần chú ý chọn hướng bếp theo phong thủy
Hiện nay phòng bếp được chia thành hai loại, đó là bếp kiểu khô và bếp kiểu ướt (hoặc bếp kiểu Á và bếp kiểu Âu). Những món như chiên, xào, hấp, rán là món ăn kiểu Á, còn những món cần sử dụng đến lò nướng thì thuộc món ăn kiểu Âu. Đối với những gia đình bình thường chỉ phân thành hai khu vực đó là phòng bếp và phòng ăn, mà không phân riêng Á Âu, nhưng đối với những gia đình có điều kiện thì họ lại làm được điều này.
Tuy nhiên dù kiểu Âu hay kiểu Á thì đều có chung một yêu cầu đó là phải sử dụng thuận tiện. So với cửa chính thì phòng bếp cũng có vị trí quan trọng không kém, vì triết lý sống của người dân là “dĩ thực vi thiên”, tức coi cái ăn là trời, nó liên quan đến mọi vấn đề của bạn.
4.Phòng ăn
Trong thiết kế nhà ờ hiện đại thường không thiết kế phòng ăn riêng, mà chỉ kết hợp không gian bên ngoài cửa phòng bếp và phòng khách, đây hoàn toàn là kiểu thiết kế mở, có gia đình còn kê tủ rượu và quầy bar ở đây. Phòng ăn trong nhà dường như cũng không cần thiết phải thiết kế riêng một phòng khép kín, mà đặt ở nơi công cộng sẽ rất tiện lợi.
Khi thiết kế phòng ăn phải suy tính kỹ lưỡng đến không gian hoạt động của mọi người, và khoảng cách giữa tủ bát, bàn ăn và tủ lạnh, tất cả đều phải bố trí sao cho thuận tiện và hợp lý. Đồng thời cũng phải lưu ý khoảng không gian quá độ từ phòng ăn tới các khu vực khác phải thông thoáng, không được ảnh hưởng đến các khu vực khác. Đối với tủ lạnh bạn cũng có thể kê nó trong phòng bếp, hoặc cũng có thể kê trong nhà ăn.
Khi mua tủ lạnh nên mua loại tốt, có hệ thống khử mùi để không làm ảnh hưởng đến bầu không khí trong nhà, vả lại cũng không góp phần phá hỏng bầu khí quyển. Nếu kê tủ lạnh trong phòng bếp thì cần lưu ỷ cửa tủ lạnh không được đối diện với cửa phòng bếp và bệ bếp. Nếu kê trong phòng ăn thì vị trí tốt nhất là hướng Tây Bắc, nhưng tuyệt đối không được kê tủ lạnh trong phòng ngủ, càng không được kê ở đầu giường, về bàn ăn, đối với những gia đình có điều kiện thì có thể kê một bộ bàn ăn ở vị trí thích hợp để thuận tiện cho việc ăn uống.
Độ cao của bàn ăn khoảng 750mm là thích hợp, độ cao của ghế khoảng 430mm, đây là kích thước tương đối. Ngoài ra cũng cần lưu ý, bàn ăn không được đối diện với cửa nhà vệ sinh, nếu nhà nào thiết kế nhà vệ sinh hướng về phía bàn ăn thì nên kê đồ nội thất để che chắn.
Nếu nhà bạn thường chế biến các món ăn của người phương Đông thì ánh đèn phải sáng một chút. Nếu là các món ăn của người phương Tây thì ánh sáng có thể yếu hơn, tức là “Đông sáng Tây tối”, sự khác biệt này chỉ do thói quen mà thôi. Trên bức tường cạnh bàn ăn tốt nhất nên treo một bức tranh vui mắt để không khí lúc gia đình quây quần bên bàn ăn càng vui vẻ hơn.
5.Nhà vệ sinh
Vị trí làm nhà vệ sinh cũng rất quan trọng, thiết kế hai nhà vệ sinh trong nhà là tương đối lý tưởng và thuận tiện hơn rất nhiều. Trong nhà vệ sinh thường có ba bộ phận, đó là bồn tắm, bệt xí và vòi hoa sen. Nếu lịch sự hơn thì có thể có hai bồn tắm, bệt xí tiết kiệm nước, hay thậm chí còn có bôn tắm mát xa, nhưng điêu này còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế nhà bạn.
Điều cần lưu ý là, tuy bệt xí kiểu hoạt động bằng điện có luôn cả chức năng cọ rửa, nhưng chất lượng lại rất khó phân biệt, khi mua và lắp đặt cần phải nhờ đến người làm trong nghê. Nhà bếp và nhà vệ sinh là hai không gian chính trong nhà phải đầu tư tương đối nhiều tiền của, ở nước ngoài có một câu nói được lưu truyên như sau: “Nhìn vào nhà vệ sinh là có thế biết được trình độ văn hóa của nhà đó”.
6.Phòng ngủ chính
Phòng ngủ chính là phòng chiếm diện tích tương đối lớn trong nhà. Nó được sử dụng làm nơi để ngủ, trang điểm hay đọc sách,… Khi bài trí phải lấy giường làm trung tâm, vị trí của nơi để ngủ phải tương đối yên tĩnh. Phòng ngủ chính cùng cửa chính và phòng bếp cấu thành mối quan hệ phối hợp. Tính hợp lý của ba thứ này quyết định hạnh phúc, sự bình yên và khỏe mạnh của người ở. Ngoài ra, kết hợp với nhà vệ sinh hình thành bốn khu vực chính trong nhà, tạo nên một không gian nhà ở hoàn hảo.
7.Phòng trẻ em
Hướng ngủ theo phong thủy đòi hỏi được coi trọng khi xem phong thủy
Phòng trẻ con cũng có thể gọi là phòng con cháu, đây là phòng ngủ tương đối nhỏ, nó không có điểm gì cần lưu ý, chỉ cần vị trí của phòng ngủ và hướng cửa phù hợp với yêu cầu phong thủy là được. Phòng trẻ con, phòng người già và phòng khách đều là một khái niệm, vị trí của nó không mấy quan trọng trong nhà.
8.Phòng đọc
Không phải gia đình nào cũng có điều kiện làm phòng đọc riêng, những gia đình bình thường hầu như sử dụng ban công làm nơi đọc sách. Trong phòng đọc ngoài giá sách thì có thể kê thêm giá để đồ cổ hay tủ đựng tài liệu. Trong phòng đọc cũng nên lấy bàn làm việc là trung tâm. kết hợp với đồ dùng văn phòng như điện thoại, máy vi tính, máy fax, bút, giấy.
9.Ban công
Mục đích thiết kế ban công là để cảnh quan bên ngoài hòa vào trong nhà, đồng thời khiến cho người trong nhà luôn cảm thấy như đang ở bên ngoài. Có thể nói ban công chính là cầu nối để con người hòa nhập với giới tự nhiên. Hiện nay có không ít nhà trước sau đều làm ban công, cũng có nhà chỉ lầm ban công ở phía mặt trời. Chức năng của ban công có thể do sở thích của từng người mà có sự khác biệt, như để trồng hoa, nuôi chim, hoặc phơi quần áo, đối với gia đình có diện tích nhà ở không được rộng thì có thể làm một phòng đọc nhỏ ngoài ban công.
Trên đây là một số nội dung phong thủy nhà ở được tổng hợp từ nhiều nguồn. Hy vọng các bạn sẽ thêm kiến thức để tự tin xây ngôi nhà của mình.
—————————————————————————————
Địa chỉ: 39/20A, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 0905 34 64 65 – 0935 982 909
Email: anlacphu.info@gmail.com
Website: http://anlacphu.com